Thực hư tác dụng thần kỳ của công nghệ tái tạo da bằng tế bào gốc
Công nghệ thẩm mỹ phát triển cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn để gìn giữ nhan sắc của mình. Trong nhiều kỹ thuật trẻ hóa hiện đại, có 2 loại công nghệ tái tạo da được phái đẹp ưa chuộng là tái tạo da bằng IPL và tái tạo da bằng laser.
Mỗi kỹ thuật tái tạo da phù hợp với tình trạng da của từng người. Trong bài viết này, Thea Clinic mời bạn cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của công nghệ tái tạo da bằng IPL và laser để có thêm cơ sở lựa chọn hình thức trẻ hóa da phù hợp với mình.
Công nghệ tái tạo da bằng IPL
IPL là tên gọi tắt của liệu pháp ánh sáng xung cường độ mạnh “Intense Pulsed Light”. Đây là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng phát ra từ một thiết bị chuyên dụng để điều trị các vấn đề về da. Công nghệ này là lựa chọn lý tưởng khi bạn muốn loại bỏ tình trạng vết bớt nhỏ bẩm sinh, vỡ mao mạch, nếp nhăn, đốm đồi mồi, hình xăm, mụn trứng cá hoặc các trường hợp da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Ưu điểm
Công nghệ tái tạo da IPL cần rất ít thời gian chết (khoảng thời gian đòi hỏi bạn phải nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi điều trị) và hầu như không gây tác dụng phụ vì nó là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn. IPL cũng không có khả năng làm hỏng các tế bào da ở lớp biểu bì vì nó chỉ sử dụng một bước sóng năng lượng cực kỳ ngắn để phá hủy kết cấu của các tế bào da bị hư hỏng.
Phương pháp tái tạo da này được thực hiện trong một thời gian ngắn, khoảng từ 30-40 phút/phiên nên nó thuận tiện cho cả những người bận rộn. Thậm chí, bạn có thể tận dụng giờ nghỉ trưa trong các ngày làm việc để đi tái tạo da. Bạn vẫn có thể trang điểm nhẹ nhàng ngay sau khi điều trị.
Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học khẳng định rằng công nghệ IPL có thể điều trị thành công bệnh hồng ban và một số dấu hiệu dị ứng khiến da nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, kỹ năng thao tác của bác sĩ điều trị và loại thiết bị đang sử dụng. Nếu thành công, kết quả điều trị thường sẽ thể hiện sau 1-2 buổi trị liệu.
Nhược điểm
Vì phương pháp trị liệu này sử dụng năng lượng ánh sáng có bước sóng ngắn, nhẹ nên có thể bạn phải lui tới thẩm mỹ viện nhiều hơn 1 lần để đạt được kết quả mong muốn. Số lần này phụ thuộc vào tình trạng da của từng người, song bác sĩ da liễu của Thea dự đoán mức trung bình là từ 3-6 lần với các trường hợp muốn trẻ hóa da.
Dù không đòi hỏi bạn phải mất quá nhiều thời gian chết sau khi hoàn tất liệu trình tái tạo da nhưng khoảng thời gian giữa các liệu trình lại tương đối dài. Thông thường là từ 3-4 tuần. Lý do là vì da cần đủ thời gian để phục hồi trước khi bước vào một phiên điều trị mới. Hơn nữa, đối với người có mục đích xóa hình xăm bằng công nghệ IPL, bác sĩ cho rằng không phải tất cả các loại mực đều bị xóa bỏ một cách dễ dàng.
Công nghệ IPL chỉ thích hợp điều trị các dấu hiệu lão hóa, tổn thương da mức độ nhẹ. Đồng thời, kỹ thuật này chỉ có thể điều trị trên một vùng da nhỏ.
Thêm một lưu ý khác mà bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo là công nghệ tái tạo da này có thể không phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da trắng hoặc da quá sẫm màu. Nguyên nhân là vì kỹ thuật này có thể tạo ra sự thay đổi màu da ở khu vực điều trị.
Công nghệ tái tạo da bằng laser
Nếu lão hóa, mụn trứng cá hoặc những tình trạng tổn thương da do tác hại của ánh nắng mặt trời làm cho khuôn mặt bạn có quá nhiều khuyết điểm, công nghệ tái tạo da bằng laser có thể giúp ích cho bạn.
Tái tạo da bằng laser là phương pháp dùng ánh sáng cường độ mạnh loại bỏ hoàn toàn lớp da mang dấu hiệu lão hóa. Trong quá trình điều trị, các tế bào da mới khỏe mạnh hình thành để giúp da trông căng mịn, trẻ trung hơn.
Ưu điểm
Công nghệ tái tạo da bằng laser là thủ thuật thẩm mỹ ngoại trú. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải ở lại qua đêm tại bệnh viện thẩm mỹ.
Phương pháp này cũng không đòi hỏi bạn phải mất quá nhiều thời gian chết sau khi kết thúc liệu trình. Thời gian thực hiện thủ thuật cũng tương đối nhanh chóng, thường chỉ từ 30-120 phút tùy theo độ rộng của vùng da cần điều trị và mức độ nghiêm trọng của dấu hiệu lão hóa.
Bạn có thể thấy được hiệu quả ngay sau lần điều trị đầu tiên và có khi bạn chỉ cần 1 liệu trình duy nhất để có được làn da trẻ hóa hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng phương pháp này cho toàn bộ khuôn mặt của mình.
Nhược điểm
Vì công nghệ tái tạo da bằng laser sử dụng ánh sáng cường độ mạnh để triệt tiêu các dấu hiệu lão hóa nên có nhiều khả năng sẽ gây ra tác dụng phụ. Những phản ứng không mong muốn đó có thể bao gồm: bỏng rát, thay đổi sắc tố da, nhiễm trùng từ vết thương do laser tạo ra.
Da sau điều trị khá nhạy cảm nên đòi hỏi bạn phải chăm sóc da kỹ lưỡng hơn thường ngày. Đặc biệt, người vừa sử dụng công nghệ tái tạo da bằng laser luôn luôn phải nhớ sử dụng kem chống nắng, che chắn da thật kỹ trước khi ra đường.
Dù là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn nhưng do cường độ ánh sáng mạnh nên công nghệ tái tạo da bằng laser có thể đồng thời phá hủy các tế bào khỏe mạnh ở lớp da trên cùng. Điều này khiến da bị tổn thương ở mức độ từ nhẹ đến nặng.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tạm ngưng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng trước khi bước vào liệu trình. Hơn nữa, phương pháp này cũng có thể khiến người có thói quen hút thuốc kéo dài thời gian điều trị. Vì thế, bạn cần phải ngừng hút thuốc ít nhất 2 tuần trước liệu trình. Ở một khía cạnh nào đó, việc bị gián đoạn thói quen trong một khoảng thời gian sẽ khiến bạn không được thoải mái.
Kết luận
Công nghệ tái tạo da bằng IPL và laser đều là 2 kỹ thuật thẩm mỹ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ nhược điểm lão hóa, lấy lại làn da trẻ trung. Nếu IPL phù hợp điều trị các dấu hiệu lão hóa ở mức độ nhẹ thì laser lại thích hợp cho những trường hợp lão hóa nặng hơn.
Tuy nhiên, dù lựa chọn công nghệ nào, bạn cũng cần tham vấn trước ý kiến của bác sĩ da liễu và lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín. Tại đó, có thể bạn sẽ phải trả mức phí dịch vụ cao hơn so với những nơi khác nhưng đổi lại, bạn được bảo bảo tính an toàn và kéo dài hiệu quả của một làn da trẻ, đẹp sau khi kết thúc liệu trình.
Nguồn tham khảo:
Laser Skin Resurfacing – https://www.webmd.com/beauty/laser-skin-resurfacing#1
Advantages and Disadvantages of Intense Pulsed Light Therapy – https://www.dermanetwork.org/article/laser-light-treatments/advantages-and-disadvantages-of-intense-pulsed-light-therapy